Chi tiết sản phẩm

Thành phần Piroxicam...20mg/1ml

Mô tả:

Chỉ định :

  •  viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (bệnh khớp, bệnh khớp thoái hóa), viêm dính đốt sống, bệnh cơ xương cấp tính, gút cấp, đau sau can thiệp phẫu thuật và chấn thương cấp, thống kinh nguyên phát ở bệnh nhân lớn hơn 15 tuổi, làm hạ sốt và giảm đau gặp trong viêm cấp đường hô hấp trên. 

Liều lượng - cách dùng:

  • Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (bệnh khớp, bệnh khớp thoái hóa), viêm dính đốt sống: Liều bắt đầu là 20mg dùng 1 lần duy nhất mỗi ngày. Ða số điều trị duy trì với liều 20mg mỗi ngày. Một số tương đối nhỏ bệnh nhân có thể cần 10mg mỗi ngày. 

  •  Gút cấp: bắt đầu điều trị với liều duy nhất 40mg, sau đó dùng 40mg mỗi ngày, một lần duy nhất hay chia làm nhiều lần trong 4-6 ngày

  • Rối loạn cơ xương cấp: bắt đầu điều trị với liều 40mg mỗi ngày trong 2 ngày đầu, dùng 1 lần duy nhất hay chia làm nhiều lần. Nên giảm liều đến 20mg mỗi ngày cho 7-14 ngày kế tiếp của đợt điều trị. 

  •  Ðau sau phẫu thuật hay chấn thương: Liều khởi đầu là 20 mg mỗi ngày, dùng 1 lần trong ngày. Trong trường hợp cần khởi phát tác động nhanh, nên bắt đầu với liều 40 mg mỗi ngày trong hai ngày đầu, dùng 1 lần duy nhất hay chia thành nhiều liều. Ðối với giai đoạn điều trị còn lại, nên giảm liều xuống 20 mg mỗi ngày. 

  •  Thống kinh: Ðiều trị thống kinh nguyên phát khởi đầu sớm ngay khi có triệu chứng với liều 40mg mỗi ngày dùng một lần duy nhất trong hai ngày đầu. Có thể tiếp tục điều trị sau đó với liều đơn hàng ngày là 20 mg từ một đến 3 ngày kế tiếp nếu cần thiết. 

  • Viêm đường hô hấp trên: Liều người lớn là 10 - 20mg uống mỗi ngày 1 lần. 

  • Tiêm bắp: Piroxicam tiêm bắp thích hợp cho điều trị khởi đầu các bệnh cấp tính và cơn cấp của các bệnh mãn tính. Ðể điều trị tiếp tục. Liều lượng Piroxicam dùng theo đường tiêm bắp cũng tương tự như liều uống

Chống chỉ định :

  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

  •  Không nên dùng Piroxicam cho bệnh nhân bị những triệu chứng như hen phế quản, polyp mũi, phù mạch hay nổi mày đay do dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.

  • Không nên dùng Piroxicam dạng tọa dược cho những bệnh nhân bị các sang thương viêm ở trực tràng hay hậu môn, hay cho những bệnh nhân có tiền sử vừa mới chảy máu trực tràng hay hậu môn.

Tác dụng phụ:

  • Viêm miệng, chán ăn, đau thượng vị, buồn nôn, táo bón, bụng khó chịu, trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu. Xuất huyết tiêu hóa, thủng và loét đã được báo cáo xuất hiện với Piroxicam. 

  • như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, ảo giác, thay đổi tính tình, giấc mơ bất thường, lú lẫn tâm thần, dị cảm, và choáng váng được báo cáo hiếm khi xuất hiện. Sưng mắt, nhìn mờ và kích ứng mắt đã được báo cáo. Soi đáy mắt thường quy và khám đèn khe không cho thấy bằng chứng thay đổi trên mắt. Có thể ù tai và khó ở. 

  •  Phản ứng dị ứng với ánh sáng ít khi đi kèm với trị liệu.

  • Cũng như các thuốc chống viêm không steroid khác, hoại tử nhiễm độc biểu bì (bệnh Lyell), và hội chứng Stevens-Johnson hiếm khi xảy ra. Phản ứng mụn nước-bóng nước cũng hiếm gặp. Phản ứng quá mẫn như phản vệ, co thắt phế quản, nổi mày đay/phù mạch, viêm mạch và "bệnh huyết thanh" hiếm khi được báo cáo. 

  •  Phản ứng hậu môn-trực tràng với tọa dược biểu hiện ra chứng đau tại chỗ, rát bỏng, ngứa ngáy và cảm giác buốt mót. Ðã xuất hiện những trường hợp hiếm xuất huyết hậu môn.

 


CÓ THỂ BẠN MUỐN MUA