Chi tiết sản phẩm

Thành phần Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magnesi trihydrat) 20mg

Mô tả:

Chỉ định:

Người lớn:

  • Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược  
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) 
  • Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori và- Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày-tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori.  
  • Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID. Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison

Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày –thực quản (GERD). 
  • Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori.

Cách dùng - Liều dùng:

  • Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
  • Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. 
  • Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày. 
  • Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử quá mẫn với esomeprazole, phân nhóm benzimidazole hay các thành phần khác trong công thức.

Tác dụng phụ:

  • Các phản ứng ngoại ý do thuốc sau đây đã được ghi nhận hay nghi ngờ trong các chương trình nghiên cứu lâm sàng của esomeprazole. Không có phản ứng nào liên quan đến liều dùng.
  • Thường gặp (>1/100,<1/10): Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón. Ít gặp (>1/1000, <1/100): Viêm da, ngứa, nổi mề đay, choáng váng, khô miệng. Hiếm gặp (>1/10.1000,<1/1000): Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan.
  • Các phản ứng ngoại ý được ghi nhận đối với hỗn hợp racemic (omeprazole) và có thể xảy ra với esomeprazole: Hệ thần kinh trung ương và ngoại vị: Dị cảm, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt. Lú lẫn tâm thần có thể hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và ảo giác chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nặng. Nội tiết: nữ hoá tuyến vú. Tiêu hoá: Viêm miệng và bệnh nấm Candida đường tiêu hoá; Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ tế bào máu.
  • Gan: tăng men gan, bênh não ở bệnh nhân trước đó mắc bệnh gan nặng: viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan.
  • Cơ xương: Đau khớp, yếu cơ và đau cơ.
  • Da: Nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hồng ban da dạng, hội chứng Stevens-Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), rụng tóc.
  • Các phản ứng ngoại ý khác mệt mỏi, phản ứng quá mẫn như: phù mạch, sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ.Tăng tiết mồ hôi, phù ngoại biên, nhìn mờ rối loạn vị giác và giảm natri máu.

Thận trọng:

  • Phụ nữ có thai & cho con bú. Cần loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ loét dạ dày.


CÓ THỂ BẠN MUỐN MUA